Chất Engineer, chuyện ngành và những ước mơ của tác giả
Nó vẫn là một cái gì đó khó mở lời - thật sự. Có thể bạn cũng được nghe một câu tương tự như là “Cậu này có chất engineer”, “Anh cần những bạn có cái chất Engineer rõ ràng” nhưng mà để định nghĩa “What is this” cho “Chất Engineer” thì cũng khá khó. Tuy nhiên theo mình thì nó sẽ được bộc lộ thông qua một vài biểu hiện:
Một vài biểu hiện thì đôi khi nó cũng không rõ ràng lắm, nhưng có 1 cách mà chúng ta có thể quan sát từ những người này đấy là họ ham làm và chia theo nhiều chặng.
Lấy ví dụ: Nếu bạn có đọc về bài Product Design của mình thì các bạn cũng thấy cách mình tạo ra logo cho trang blog cũng tương tự
Hoặc như lúc đang ngồi viết dòng tâm sự này đây thì cũng là lúc mình migrate hệ thống từ dùng git LFS sang dùng cloud storage - aws s3. Tức là gì, nghĩa là first time thì họ tạo ra thứ work đã, rồi sau đó là quá trình finetune điên cuồng. Xin được nhắc lại, PoC -> Finetune -> Production Ready.
Hoặc là cách mình tạo ra cái trang blog này cũng vậy, đầu tiên là dùng template có sẵn, rồi clone lại source code của template về, sau đó là thò tay vào sửa.
Dù là thế nào thì lý do cho những việc này là đôi khi mình cũng k đủ thời gian để làm mọi thứ perfect từ đầu hoặc mình cũng k muốn làm như vậy. Mọi thứ nó work trước đã. Vì thành thật đi, mình biết là đến thời điểm mình viết những dòng này - chẳng có ai đọc cả! Vậy thì cũng k cần phải tốn quá nhiều công sức vào một thứ đem lại lượng value không quá lớn - các bạn thấy đúng chứ?
Nói đến đây thì mình cũng phải đưa ra một cái nhìn khách quan là nếu cái gì mà bạn có thể làm tốt hơn thì cần làm nó tốt chứ k nên làm nó ở mức “chạy được”. Chẳng hạn như là cách mình cấu trúc folder và naming mình cũng cố gắng sao cho mọi thứ clear nhất, nhưng mà nó chưa đủ clear thì cũng k sao cả vì mình vẫn ở đây và mình vẫn fix nó.
Lưu ý: Mình k có ý xúc phạm hay nói xấu với từ “Coder” chỉ đơn giản nó là một dạng tham chiếu
First thing first thì thế nào là Coder cái đã. Thì mình cho rằng Coder thì mang hàm ý những người được trả tiền và code
, xong việc là hết trách nhiệm
. Mình cho rằng cách làm việc này k xấu, cái xấu ở đây là có một số bạn khi làm việc với cách này nhiều thì bị chuyển từ hết trách nhiệm
thành vô trách nhiệm
. Cái đó mới là cái chết người.
Lấy ví dụ cho dễ hiểu. Một dự án X nào đó, nếu một người nào đó làm xong xuôi các hạng mục rồi, bàn giao okela rồi. Đến đây là xong và bạn ấy hết trách nhiệm
với dự án này, chuyển giao đầy đủ tài liệu, source code, bla bla - bạn ấy k cống hiến thôi nhưng mà k làm thêm thì cũng k có gì là sai ở đây cả. Tuy nhiên cũng là bạn đó nhưng mà việc bàn giao k đầy đủ, source code có chỗ vẫn còn hard code đường link localhost, bla bla thì đây là vô trách nhiệm
.
Mình chỉ bàn về tư duy thôi, còn lại kỹ năng thì k bàn tới. Kỹ năng có thể học được nhưng mà tư duy sai là cũng khá toang. Một bạn luôn nghĩ để làm công việc của mình tốt hơn, hiệu quả hơn, chăm chút hơn và dám đứng ra nhận trách nhiệm với những phần của mình làm thì mình tin rằng những bạn đó sẽ k phải giống kiểu làm ăn “thợ thuyền” tính công là xong. Chắc chắn các bạn ấy sẽ tiến bộ rất nhiều. Và theo mình, những bạn như vậy thì thực sự mang trong mình cái chất Engineer, hướng tới Engineer chân chính.